Các loại thun cá sấu và cách bảo quản
Vải cá sấu 2 chiều
Đặc điểm của loại vải này là mắc lưới dệt không được đẹp, chỉ phù hợp để mặc khi không đòi hỏi mức độ co giãn cao.
Màu sắc nhuộm kém hơn so với những chất vải khác, khi sờ cảm giác thô ráp tạo cảm giác nóng cho người dùng.
Chất vải này chỉ sử dụng được một vài lần phù hợp để may áo cho các dịp event, ngày hội, du lịch,..
Vải cá sấu 4 chiều
Chất vải này gần giống với vải cá sấu 65/35, tuy nhiên chất vải đã qua xử lý nên ít bị xù lông hơn so với thun cá sấu nguyên thủy. Chính vì thế mà mức giá cũng cao hơn.
Vải cá sấu 100% cotton
Là chất vải được dệt hoàn toàn từ sợi tơ tự nhiên, với thành phần chính là 100% cotton giúp cho người dùng có được cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc.
Hiện tại, dòng 100% cotton là loại vải được nhiều người dùng sử dụng nhất để may đồng phục công sở cho dân văn phòng.
Nhược điểm của loại vải này là rất dễ bị nhàu khi sử dụng, nhanh đổ lông, không đứng vải và mức giá thành khá cao so với những loại vải khác. Chính vì thế mà không được sử dụng để may đồng phục cho công nhân.
Vải cá sấu 35/65 (hay vải TC)
Sự kết hợp hoàn hảo giữa 35% sợi cotton tự nhiên và 65% sợi PE đã đem đến chất liệu vải chất lượng cho người mặc trong quá trình sử dụng.
Hiện tại dòng thun cá sấu 35/65 bao gồm 4 chiều và 2 chiều đều có ưu điểm là không bị nhàu, mức giá thành cũng không quá cao phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
Tuy nhiên, khả năng thấm hút mồ hôi không được tốt, độ co giãn không được linh hoạt, khi mặc cảm giác hơi nóng,… chính vì thế mà rất ít khi được sử dụng để may đồng phục.
Vải cá sấu 65/36 (hay vải CVC)
Với vải thun 65/35 tỉ lệ kết hợp sẽ là 65% cotton và 35% PE.
Với chất vải này cho dù là loại co dãn 4 chiều hay 2 chiều đều có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt khi mặc, giúp cho người dùng có cảm giác dễ chịu và thoáng mát.
Hiện tại, dòng cá sấu 65/35 4 chiều có mức giá cao hơn loại 2 chiều.
Một ưu điểm nữa của vải cá sấu 65/35 chính là vải có độ cứng phù hợp chính vì thế nên rất dễ để may áo kiểu với nhiều kiểu dáng và form áo khác nhau.
Đây cũng là dòng vải phổ biến rất thích hợp để mau áo đồng phục cho công nhân hay công sở đều rất thích hợp.
Vải cá sấu PE
Loại vải thun này được tạo nên bởi 100% PE, bề mặt vải láng mịn, khi sờ vào có cảm giác trơn trượt, khả năng chống thấm cao thích hợp mặc vào mùa đông còn mùa hè thì khá nóng.
Ưu điểm nổi bật của vải PE chính là mức giá thấp và khi may có thể in chuyển nhiệt trực tiếp lên áo.
Vì vậy mà loại vải này được sử dụng rất nhiều để may đồng phục cho công nhân hay những đồng phục có nhu cầu in hình nhiều màu.
Vải cá sấu Poly
Dòng thun cá sấu Poly có thành phần và tính chất gần giống với vải PE. Tuổi thọ sản phẩm khá cao, vải ít thấm nước và ít bị co rút khi dùng.
Đặc biệt là trong quá trình sử dụng ít bị đổ lông, chống bám bụi hiệu quả.
Mức giá hiện tại của vải thun Poly cao hơn so với vải PE.
Liên hệ sản phẩm : Vải thun cá sấu
Cách nhận biết quấn áo thun cá sấu
Có rất nhiều cách để giúp bạn nhận biết được đâu là vải thun cá sấu cotton và đâu là vải PE. Dưới đây là cách nhận biết để tránh mua phải hàng kém chất lượng dẫn đến việc mất tiền oan.
Dùng tay để cảm nhận
Đối với chất thun cá sấu khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy chất vải mềm dịu rất thoải mái.
Chính sự đan xen của sợi cotton và sợi PE đã đem đến cảm giác mềm mại đó cho người dùng. Khi mặc vào giúp bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu.
Dùng phương pháp hút ẩm
Đây là cách nhận biết dễ dàng và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để phân biệt được giữa hai loại vải thun này.
Đối với thun cá sấu 65/35 khả năng hút ẩm rất tốt, chỉ cần đổ một ít nước lên bề mặt vải để kiểm nghiệm.
Nếu sản phẩm hút ẩm nhanh thì đó chính là vải có thành phần cotton cao.
Còn ngược lại nếu khả năng hút ẩm kém sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho người mặc trong quá trình sử dụng.
Dùng nhiệt độ để phân biệt
Nếu đốt lửa vải không ngửi thấy mùi nhựa, sau khi đốt cháy thành tro thì đó là vải cotton.
Bởi chất vải này được tạo nên từ sợi thiên nhiên nên khi đốt sẽ không có mùi, còn trường hợp có mùi và có tro cứng thì vải thun đó có chứa sợi PE.
Làm sạch và bảo quản vải cá sấu đúng cách
Việc làm thế nào để bảo quản và giặt vải thun cá sấu đúng cách có lẽ là điều quan tâm của không ít người trong quá trình tìm hiểu.
Vậy cách giặt và bảo quản được thực hiện như thế nào?
Cách làm sạch vết bẩn
- Khi giặt lần đầu nên vò bằng tay bằng xà phòng và nước lạnh.
- Không nên giặt chung vải với các loại quần áo khác vì có thể bị loang màu và làm dính màu sang những món đồ khác khi giặt.
- Không nên giặt áo thun cá sấu với nước nóng >40 độ C vì như thế sẽ làm cho sợi vải bị giãn ra và lỏng áo.
- Khi giặt không nên đổ trực tiếp xà phòng hoặc nước tẩy rửa lên vải, chỉ nên dùng nước giặt với độ trung tính, đặc biệt là không dùng thuốc tẩy đối với áo thun cá sấu.
- Hạn chế sử dụng nước xả mềm vì nó có thể làm ảnh hưởng đến độ co giãn của vải khi mặc, chỉ nên dùng nước xả thơm quần áo.
- Hạn chế giặt áo bằng máy giặt, khi giặt nên lộn mặt trái của áo ra để giặt cách làm này tránh việc áo bị xù lông khi chỉ mới sử dụng.
- Sau khi giặt xong phơi áo ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh làm phai màu áo trong quá trình sử dụng.
Cách bảo quản
- Không để vải ở nơi ẩm ướt như thế sẽ làm chất vải bị mốc, làm mất giá trị thẩm mỹ khi dùng.
- Sau khi mặc xong hãy giặt ngay để tránh áo có mùi hôi và ẩm mốc
- Phơi áo nên lộn mặt trái để phơi tránh làm bay màu áo
- Với vải cá sấu sẽ có quy trình giặt – phơi – ủi nên khi dùng bạn cần đặc biệt chú ý để giúp cho quá trình sử dụng áo được hiệu quả.